Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020
Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020

Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020

(không có lãnh đạo tập trung)
Biểu tình tại Hồng Kông năm 2019 – 2020 là một loạt các cuộc biểu tình hiện đang diễn ra ở Hồng Kông và các thành phố khác trên thế giới phản đối dự luật dẫn độ do chính phủ Hồng Kông đề xuất vào năm 2019.[19][20] Nếu được ban hành, dự luật sẽ cho phép chính quyền địa phương giam giữ và dẫn độ những người bị truy nã ở những vùng lãnh thổ mà Hồng Kông không có thỏa thuận dẫn độ, kể cả Trung Quốc đại lụcĐài Loan.[21] Nhiều người lo ngại dự luật sẽ đặt người Hồng Kông và du khách tới Hồng Kông vào phạm vi tài phán của Trung Quốc đại lục do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát, làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" và điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.[22][23][24][25] Khi các cuộc biểu tình tiến triển, những người biểu tình đưa ra năm yêu cầu chính đối với chính phủ về các vấn đề liên quan đến hành vi sai trái của cảnh sát và cải cách dân chủ đã bị đình trệ kể từ Cách mạng Ô dù năm 2014.[20]Dự luật lần đầu tiên được đề xuất bởi Cục trưởng Cục Bảo an Lý Gia Siêu vào tháng 2 năm 2019. Biểu tình chống lại dự luật bắt đầu vào tháng 3 và tháng 4, sau đó leo thang vào tháng 6.[26][27] Hàng trăm ngàn người đã tuần hành trong một cuộc biểu tình phản đối dự luật vào ngày 9 tháng 6.[28] Cuộc biểu tình vào ngày 12 tháng 6, ngày dự luật sẽ được đọc lần thứ hai ở Hội đồng Lập pháp, đánh dấu sự leo thang bạo lực mạnh mẽ. Cảnh sát chống bạo động đã triển khai hơi cayđạn cao su chống lại người biểu tình.[29] Sau đó, các cuộc điều tra về hành vi của cảnh sát và trách nhiệm cao hơn đối với hành động của họ trở thành một phần của yêu cầu biểu tình.[30][31] Một cuộc tuần hành lớn hơn đã xảy ra vào ngày 16 tháng 6.[32] Vào ngày 1 tháng 7, hàng trăm ngàn người đã tham gia vào diễu hành tháng 7 hàng năm.[33] Một phần của những người biểu tình này đã tách ra khỏi cuộc tuần hành và đột nhập vào Tổ hợp Hội đồng Lập pháp, đập phá các biểu tượng của Chính quyền Trung Quốc.[34] Các cuộc biểu tình đã tiếp diễn suốt mùa hè, leo thang thành các cuộc đối đầu ngày càng dữ dội, giữa cảnh sát, các nhà hoạt động, thành viên của Hội Tam Hoàng, phe kiến chế và cư dân địa phương ở hơn 20 khu phố khác nhau trong khu vực.[35] Vụ việc cảnh sát không hành động gì khi những người bị nghi ngờ là các thành viên của Hội Tam Hoàng tấn công những người biểu tình và người đi lại ở Nguyên Lãng vào ngày 21 tháng 7[36] và vụ cảnh sát tràn vào sân ga Thái Tử vào ngày 31 tháng 8 đã làm các cuộc biểu tình tiếp tục leo thang.[37] Các hành động của cảnh sát sau đó đã thu hút 1,7 triệu người biểu tình lên án sự tàn bạo của cảnh sát vào ngày 18 tháng 8.[38] Lấy cảm hứng từ Con đường Baltic, ước tính 210.000 người đã tham gia vào sự kiện "Con đường Hồng Kông" để tạo ra một chuỗi người dài 50 km.[39]Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã đình chỉ dự luật dẫn độ vào ngày 15 tháng 6 và tuyên bố dự luật "đã chết" vào ngày 9 tháng 7, nhưng đã không rút lại toàn bộ dự luật cho đến ngày 4 tháng 9.[40][41][42][43][20][44][45] Dự luật chính thức đã được rút vào ngày 23 tháng 10, nhưng chính phủ đã từ chối bốn yêu cầu khác. Các cuộc biểu tình quy mô lớn xảy ra vào ngày 1 tháng 10 – là ngày Quốc khánh của Trung Quốc, khi một người biểu tình sinh viên 18 tuổi bị bắn bởi cảnh sát. Để kiềm chế các cuộc biểu tình, Chính phủ Hồng Kông đã viện dẫn Pháp lệnh Quy định khẩn cấp vào ngày 4 tháng 10 để thực thi luật cấm che mặt nhưng bị phản tác dụng.[46] Khi cuộc biểu tình kéo dài, các cuộc đụng độ dần trở nên leo ​​thang khi cả hai bên ngày càng trở nên bạo lực. Số lượng các cáo buộc về cảnh sát cũng tăng lên,[47][48] với việc Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc cảnh sát đã tra tấn một số tù nhân.[49] Một số người biểu tình đã khiến cuộc biểu tình trở nên leo thang bằng cách như ném bom xăng[50] để đối đầu với cảnh sát.[47] Người biểu tình cũng đã chiếm các trường đại học để chặn các đường phố chính. Tuy nhiên, cảnh sát đã đáp trả bằng cách bao vây Đại học Trung văn Hương Cảng (CUHK) và Đại học Bách khoa Hồng Kông (PolyU) dẫn đến nhiều thương tích từ cả hai phía và các vụ bắt giữ hàng loạt.[51]Chính phủ và cảnh sát có mức độ tín nhiệm thấp nhất kể từ khi chuyển giao Hồng Kông năm 1997 trong các cuộc thăm dò dư luận.[52][53][54] Điều đó góp phần vào việc phe dân chủ thắng lớn trong cuộc bầu cử Hội đồng quận năm 2019.[55] Chính phủ trung ương Bắc Kinh đã tuyên bố đây là "cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất tại Hồng Kông" kể từ khi chuyển giao chủ quyền Hồng Kông vào năm 1997,[56] và cáo buộc các thế lực ngoại bang đã thúc đẩy các cuộc xung đột.[57] Mặc dù các cuộc biểu tình vẫn kéo dài đến năm 2020, nhưng phần lớn được mô tả là "không có người lãnh đạo".[58] Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông vào ngày 27 tháng 11 để hỗ trợ các phong trào biểu tình;[59] các cuộc mít tinh đoàn kết được tổ chức tại hàng chục thành phố ở nước ngoài. Còn những người phản đối đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ủng hộ cảnh sát.[60]Đã có hai cái chết liên quan đến các cuộc biểu tình: Châu Tử Lạc, một học sinh đã chết sau khi rơi trong một bãi đậu xe ở Tướng Quân Áo,[61][16][54] và La Trường Thanh, một cụ ông đã chết vì một viên gạch được ném bởi người biểu tình trong cuộc đụng độ giữa hai nhóm đối lập.[62][63][64][65][66] Ngoài ra, cũng có chín vụ tự tử liên quan tới cuộc biểu tình.[67]

Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020

Bắt giữ 7019 (tính đến ngày 16 tháng 1 năm 2020)[18]
Bị thương 2600+ (tính đến ngày 9 tháng 12 năm 2019)[17]
Nguyên nhân
Người chết
Nhượng bộđưa ra
  • Dự luật dẫn độ bị đình chỉ vô thời hạn vào ngày 15 tháng 6.[8]
  • Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố đình chỉ dự luật và đưa ra lời xin lỗi công khai vào ngày 16 tháng 6 vì đã không thực hiện và truyền đạt mục đích của dự luật và không tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng.
  • Cảnh sát rút lại một phần mô tả các cuộc biểu tình là "bạo loạn".[9]
  • Ngày 23 tháng 10, Hội đồng Lập pháp Hồng Kông chính thức rút dự luật dẫn độ.[10]
Địa điểm
Các quận khác nhau ở Hồng Kông và hàng chục thành phố khác ở nước ngoài.
Tình trạng Đang tiếp diễn
Ngày
  • 15 tháng 3 năm 2019 – đến nay
    (11 tháng, 3 tuần và 6 ngày, tổng cộng)[1]
  • 9 tháng 6 năm 2019 – đến nay
    (9 tháng và 4 ngày, trên quy mô lớn)[2]
Mục tiêu (xem Mục tiêu)
Đặc điểm Đa dạng
(xem Chiến thuật và phương pháp)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biểu tình tại Hồng Kông 2019–2020 http://www.ecns.cn/news/economy/2019-10-10/detail-... http://www.ejinsight.com/20190523-is-hk-tilting-fr... http://www.ejinsight.com/20190617-carrie-lam-and-t... http://www.ejinsight.com/20190620-pro-establishmen... http://www.ejinsight.com/20190718-when-will-our-le... http://www.ejinsight.com/20190726-police-defend-re... http://www.ejinsight.com/20190802-financial-worker... http://www.ejinsight.com/20190809-two-exco-members... http://www.ejinsight.com/20190813-beijing-says-vio... http://www.ejinsight.com/20190813-public-hospital-...